MỤN CÁM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN CẦN BIẾT ĐỂ XỬ LÝ MỤN

Đăng bởi Hà Anh Đào

Mụn cám là loại mụn rất phổ biến, thường xuất hiện khi các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông. Vậy cách trị mụn cám như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả các vấn đề trên.

1. Nguyên nhân gây mụn cám là gì?

Mụn cám là biểu hiện của tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Dấu hiệu nhận biết loại mụn này bao gồm các đầu trắng nhỏ li ti, có lớp sừng màu trắng, đen bao quanh mụn. Mụn cám thường tập trung tại các vị trí tiết nhiều bã nhờn như mép rãnh mũi má, vùng chữ T, vùng trán và quanh mép miệng. Mụn cám không mang vi khuẩn nên không có triệu chứng như các loại mụn viêm.

Mụn cám được gây ra bởi nhiều nguyên nhân và việc phát hiện sớm rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa sau này. Một số nguyên nhân gây mụn cám phổ biến như:

  • Tế bào chết: Các tế bào được hình thành theo cơ chế sinh học tự nhiên của cơ thể và trở nên già cỗi sau khoảng 28 ngày, dày sừng và thô ráp. Nếu da không được tẩy tế bào chết ít nhất 1 lần mỗi tuần sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn cám. Việc này về lâu dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.
  • Tăng tiết bã dầu: Nếu không cấp nước hay cấp ẩm cho da thường xuyên sẽ làm cho da thiếu nước. Từ đó, da phải tự tiết một lượng dầu lớn để làm ẩm, tạo điều kiện cho mụn cám hình thành.
  • Vệ sinh da quá mức: Mỗi loại da có nhu cầu, loại sản phẩm và tần suất làm sạch da trong ngày khác nhau. Việc chăm sóc da không hợp lý làm cho da mất đi thảm vi sinh vật có lợi cho da, các tuyến dầu từ đó hoạt động mạnh mẽ hơn, gây bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn tăng tiết và mụn cám xuất hiện.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Việc lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp dễ gây ra các tình trạng mụn nói chung và mụn cám nói riêng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào.

2. Chẩn đoán tình trạng mụn cám

Thông thường, bác sĩ chẩn đoán tình trạng mụn cám bằng cách khám trực tiếp, quan sát và kiểm tra loại mụn. Bên cạnh đó, bác sĩ còn xem xét thêm yếu tố tuổi tác, hoàn cảnh sống, thói quen sinh hoạt của người bệnh để chẩn đoán tình trạng mụn. Ngoài ra, các xét nghiệm như soi da, xét nghiệm máu cũng được xem xét thực hiện nếu mụn có dấu hiệu nặng hoặc triệu chứng bất thường.

Bác sĩ soi da chuẩn đoán tình trạng mụn

3. Làm sao để xử lý hết mụn cám?

3.1 Trường hợp nhẹ

  • Vệ sinh da mặt hợp lý, để khô tự nhiên hoặc lau với khăn mềm sạch.
  • Tẩy tế bào chết 2 lần/tuần.
  • Dùng sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.

3.2 Trường hợp nặng kèm viêm nhiễm

  • Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chăm sóc da đúng cách.
  • Sử dụng mỹ phẩm phù hợp với loại da.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang, mũ, áo chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV.

4. Nên và không nên làm gì khi làm sạch mụn mụn cám?

Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cám, từ sử dụng các sản phẩm không kê đơn đến các liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên, để các phương pháp này đạt hiệu quả cần chú ý những điều sau:

4.1 Nên làm

  • Rửa mặt đúng cách 2 lần/ngày giúp làm sạch tế bào chết và vi khuẩn.
  • Tẩy tế bào chết 2 lần mỗi tuần để giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với từng loại da.
  • Hạn chế thức ăn ngọt, béo và các sản phẩm từ sữa.

4.2 Không nên làm

  • Không nên tự ý nặn hoặc bóp mụn, gây nhiễm trùng và sẹo.
  • Không vệ sinh da quá mức, chỉ làm sạch và tẩy tế bào chết ở mức độ vừa phải.

5. Biện pháp ngăn ngừa mụn cám

5.1 Rửa mặt, vệ sinh da đúng cách

Rửa mặt sạch 2 lần mỗi ngày, vào mỗi sáng và tối, ưu tiên các sản phẩm phù hợp với tình trạng từng loại da.

5.2 Nghỉ ngơi và thư giãn

Stress làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh trên da, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc và mụn cám hình thành từ đó. Việc nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý giúp giảm stress, tăng cường sức khỏe da và hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả.

5.3 Cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm

Sử dụng các dòng mỹ phẩm hay trang điểm không chứa dầu, kem chống nắng và các sản phẩm chăm sóc da không làm bít tắc lỗ chân lông. Bên cạnh đó, không lạm dụng mỹ phẩm trang điểm để che mụn, khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.

5.4 Tẩy tế bào chết định kỳ

Duy trì tẩy tế bào chết 2 lần mỗi tuần để giúp lỗ chân lông thông thoáng

Tẩy da chết định kỳ

  • Chế độ sinh hoạt khoa học
  • Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi di chuyển ngoài trời.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa thật sạch các vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết và lớp trang điểm dư thừa.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, giấc ngủ rất quan trọng đối với da.
  • Ăn uống lành mạnh, tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây mụn.
  • Nước có vai trò cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tăng cường trao đổi chất, thải độc và thanh lọc cơ thể
  • Vệ sinh đồ dùng sinh hoạt: Chăn, gối, khẩu trang,… và những vật dụng tiếp xúc thường xuyên với da. Nếu không đảm bảo sạch sẽ sẽ khiến cho da bị nhiễm khuẩn.

 

Để đặt lịch khám tại Phòng khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline hoặc fanpage 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐃𝐚 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮 𝐊𝐥𝐚𝐢𝐫𝐞.

-----------

Hệ Thống 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐃𝐚 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮 𝐊𝐥𝐚𝐢𝐫𝐞

GPHĐ Khám chữa bệnh số : 3416/HNO - GPHĐ

* Địa chỉ: số 304 đường Quang Trung, phường La Khê, TP. Hà Nội

* Hotline: 0836 19 99 79

* Website: www.klaireclinic.vn

* Fanpage: Phòng khám chuyên khoa da liễu Klaire

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: