Nám Nội Tiết Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nám Da Do Nội Tiết

Đăng bởi Hà Anh Đào

Bước qua tuổi 30, làn da của phái đẹp bắt đầu hình thành các vết nám, nhưng không phải ai cũng biết phân biệt giữa nám nội tiết và nám thường, để có thể đưa ra phương án điều trị thích hợp nhằm chấm dứt tình trạng nám bám “dai dẳng”. Vậy nám nội tiết là gì? Nguyên nhân từ đâu mà nó lại xuất hiện trên bề mặt da? Có cách nào để điều trị nám nội tiết tận gốc không? Để giải đáp những thắc mắc này mời bạn tiếp tục theo dõi những chia sẻ từ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU KLAIRE ngay dưới đây!

1. Nám nội tiết là gì?

Vào độ tuổi bắt đầu lão hóa, estrogen trong cơ thể phụ nữ tái tạo chậm hơn trước, gây mất cân bằng nội tiết tố. Đây là nguyên nhân hình thành sự rối loạn trong quá trình sản xuất và phân phối melanin. Cụ thể, nám nội tiết liên quan đến sự tác động của các yếu tố nội tiết trong cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi hormone.

Hormone estrogen, một trong những hormone đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cho da và các quá trình sinh lý khác. Estrogen giúp duy trì tính đàn hồi của da, giữ cho da mềm mại và giúp kiểm soát sản xuất melanin. Melanin được sản xuất bởi tế bào da gọi là tế bào melanocyte, và sự sản xuất melanin này bị điều chỉnh bởi hormone MSH (melanocyte-stimulating hormone).

Hình ảnh nám nội tiết

Tuy nhiên, khi có sự rối loạn trong hệ thống nội tiết, estrogen có thể giảm đi hoặc không hoạt động hiệu quả, dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình ức chế MSH. Khi MSH không được ức chế đúng mức, tế bào melanocyte sẽ tiếp tục sản xuất melanin vượt quá mức cần thiết. Kết quả là, melanin tích tụ và tạo ra các vùng da màu sắc không đều, gọi là nám nội tiết.

2. Phân biệt nám thông thường và nám do nội tiết tố

Khi hiểu về nám nội tiết là gì, có thể nhận thấy rằng nó có sự khác biệt so với các loại nám da thông thường. Việc phân biệt được hai loại nám này sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho mình, từ đó, hiệu quả điều trị sẽ được tối ưu nhất.

Nám nội tiết

Nám thông thường

Nám nội tiết là kết quả của rối loạn nội tiết tố gây mất cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự tăng sản xuất hắc sắc tố melanin trên bề mặt da, tạo nên các đốm nâu, xám, vàng nâu gọi là nám nội tiết.

Khác với nám nội tiết, nám thông thường hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như môi trường, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống, thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc da, và các tác động khác.

Nám nội tiết là những đốm nâu đậm màu. Các đốm nám có kích thước không đồng đều và thường nằm xen kẽ với nhau.

Ít khi xuất hiện ở những vùng da khác.

Nám thông thường là những mảng nám lớn, nhạt màu. Thường mọc rải rác trên bề mặt da. Có thể xuất hiện ở các vùng da khác như cánh tay, chân, cổ,…

Căng thẳng và stress trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, gây rối loạn nội tiết tố.

Ánh sáng xanh và bức xạ từ thiết bị điện tử, cũng như ánh sáng mặt trời, có thể gây tổn hại da và dẫn đến nám thông thường.

Sử dụng thuốc tránh thai chứa progestins có thể gây ra tác dụng phụ hình thành nám nội tiết.

Sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém chứa các thành phần độc hại có thể làm mỏng da làm cho da dễ bị nám.

Thay đổi nội tiết tố do mang thai hoặc sau khi sinh.Rối loạn nội tiết do mãn kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Môi trường ô nhiễm với khói xe, bụi bẩn, hóa chất cũng có thể làm tình trạng nám trở nên nặng hơn.

3. Nguyên nhân gây ra nám nội tiết là gì?

Để có thể đưa ra phác đồ điều trị nám nội tiết hiệu quả, đầu tiên bạn cần biết nguyên nhân của nó. Và các đối tượng như phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, người sử dụng thuốc tránh thai hoặc kháng sinh liên tục là những đối tượng dễ bị mắc phải nám nội tiết nhất. Tất cả là do:

  • Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất một lượng lớn estrogen để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh xong, mức estrogen giảm đột ngột, gây ra sự rối loạn nội tiết, làm cho da dễ bị nám.
  • Một số thành phần trong các loại thuốc tránh thai, như progestin, có khả năng kích thích sự hình thành các vết nám. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các vết nám này sẽ trở nên đậm màu và lan rộng hơn.
  • Các yếu tố tâm lý, cảm xúc như căng thẳng, stress và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đáng kể đến làn da của bạn. Estrogen, một hormone do não điều chỉnh sự hoạt động của buồng trứng, sẽ có thể bị ảnh hưởng khi não bộ bị căng thẳng. Điều này có thể làm thay đổi cân bằng hormone và dẫn đến tình trạng da bị nám sạm.

Nguyên nhân gây nám nội tiết

4. “Bật mí” 6 cách điều trị nám nội tiết an toàn, hiệu quả

Nám nội tiết xuất hiện chủ yếu là do sự mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể. Do đó để điều trị nám nội tiết tố dứt điểm, loại bỏ tận gốc những vết nám này, bạn cần kết hợp cả điều trị từ bên trong và điều trị triệu chứng trên da.

Dưới đây là một số cách điều trị nám da do nội tiết tố mà bạn có thể tham khảo qua:

4.1 Cách trị nám nội tiết từ bên trong – Giữ cho nội tiết luôn cân bằng

Bước vào độ tuổi 30, chị em phụ nữ sẽ bắt đầu cảm nhận sự thay đổi trong cơ thể do lượng hormone nội tiết tố nữ giảm dần. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bạn hoàn toàn có thể làm chậm quá trình lão hóa và giữ cho nội tiết tố luôn ổn định bằng cách áp dụng những biện pháp sau:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn

Để duy trì cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể, nên có một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng. Đồng thời, tăng cường việc bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng cân bằng nội tiết tố như hạnh nhân, bông cải xanh, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, cá hồi, trứng, táo,… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tăng cường cung cấp chất béo lành mạnh từ dầu dừa, bơ, hạt chia, hạt óc chó,… Chúng giàu omega-3 và nên được bổ sung vào chế độ ăn để cải thiện tình trạng nám nội tiết.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ

Căng thẳng có thể gây ra sự rối loạn hormone và ảnh hưởng đến quá trình điều trị nám nội tiết. Nên giữ tinh thần thoải mái bằng các hoạt động như ngồi thiền, xem phim, đọc sách, nghe nhạc,… bạn có thể giảm căng thẳng và cân bằng hormone, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị nám.

  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung estrogen ngoại sinh

Bổ sung các sản phẩm từ thực vật giàu estrogen tự nhiên (đặc biệt là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành). Tránh sử dụng các loại estrogen tổng hợp, vì chúng có nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm như ung thư vú. Không nên tự bổ sung estrogen tổng hợp khi chưa có chỉ định từ chuyên gia.

  • Ngủ đủ giấc

Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ tiến hành quá trình tái tạo da. Việc ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng chất lượng mỗi ngày sẽ giúp da được phục hồi và tái tạo tế bào mới, giúp làm mờ các vết nám và tăng cường sự đồng đều màu da. Khi không ngủ đủ giấc, quá trình tái tạo da bị gián đoạn, dẫn đến sự tích tụ melanin từ đó hình thành các vết nám nội tiết. 

Ngủ đủ giấc đề sống chất lượng

  • Nói không với caffeine

Cần hạn chế bổ sung các loại thức uống như cà phê, trà, cacao,… Bởi lượng caffeine có trong những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến các cơ chế điều chỉnh hormone trong cơ thể. Nó có thể tăng sản xuất cortisol – một hormone căng thẳng, gây ra sự rối loạn hormone và ảnh hưởng đến quá trình điều trị nám nội tiết. Mặc khác, caffeine còn gây mất nước và làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da. Có thể làm cho da khô và không đủ độ ẩm, góp phần vào sự xuất hiện và tăng cường hắc sắc tố.

4.2 Dùng kem chống nắng ngăn ngừa hình thành nám mới

Tia UV trong ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân chính gây hại cho da, làm xuất hiện các loại nám như nám râu, nám hỗn hợp, nám nội tiết,… . Do vậy, việc sử dụng kem chống nắng là vô cùng quan trọng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và ngăn chặn sự hình thành các vết nám mới. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ và PA+++ trở lên, có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB.

Lưu ý: Kem chống nắng chỉ có tác dụng bảo vệ dạ, giúp ngăn ngừa sự lây lan của nám trên da mặt chứ không có tác dụng điều trị nám da nội tiết.

4.3 Cách trị nám da nội tiết bằng thuốc bôi, kem trị nám

Đây là phương pháp điều trị nám da nội tiết phổ biến được các nàng lựa chọn vì kem trị nám có thể dễ dàng mua và sử dụng tại nhà. Các sản phẩm kem trị nám thường có tác dụng loại bỏ tế bào da chết, ức chế sản xuất melanin – chất gây nám trong da, từ đó làm mờ các vết nám nâu sạm trên bề mặt da, giúp da trở nên sáng hơn.

Thành phần chính của các loại kem trị nám bao gồm axit azelaic, axit retinoic, axit tranexamic, hydroquinone, niacinamide, vitamin C,…

4.4 Dùng thuốc uống chữa nám do nội tiết

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị nám, cũng như ngăn ngừa các loại nám da, kể cả nám nội tiết, trong đó phổ biến là thành phần tranexamic acid, polypodium leucotomos, glutathione,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hạn chế tối đa tác dụng phụ, việc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào là vô cùng quan trọng.

Thuốc cải thiện nám nội tiết

4.3 Điều trị nám nội tiết hiệu quả bằng công nghệ cao

Dùng công nghệ bắn laser trị nám nội tiết là phương pháp sử dụng tia laser để phá hủy các hắc tố melanin thành các mảnh siêu nhỏ, sau đó được cơ thể tự đào thải ra ngoài, giúp cải thiện tình trạng nám da hiệu quả.

Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Bởi việc sử dụng laser quá nhiều lần hoặc với cường độ quá cao có thể khiến da mỏng manh, yếu ớt, dễ bị kích ứng và tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.

Các biện pháp trên không chỉ giúp làm chậm quá trình lão hóa da sau 30 tuổi, mà còn đảm bảo cân bằng nội tiết tố và duy trì sức khỏe để có được một làn da đẹp và khỏe mạnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tích cực trong việc điều trị nám nội tiết, việc tốt nhất vẫn là thăm khám bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU KLAIRE để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

---------------

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU KLAIRE

Địa chỉ: Số 304 đường Quang Trung, phường La Khê, TP. Hà Nội
GPHĐ Khám chữa bệnh số : 3416/HNO - GPHĐ

Hotline: 083 619 9979

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: